Các công ty xuất khẩu tôm ở miền Tây đang bước vào cao điểm chế biến. Tuy nhiên nhiều công ty đang gặp khó khăn do thiếu lao động và tôm nguyên liệu.
Thiếu tôm nguyên liệu, khiến một số doanh nghiệp xuất khẩu đang gặp khó - Ảnh: KHẮC TÂM
Ngày 2-9, ông Hồ Quốc Lực - chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần thực phẩm Sao Ta - cho biết kim ngạch xuất khẩu tôm so cùng kỳ của đơn vị tăng khoảng 10%.
"Hiện nay do dịch bệnh, tôm thương phẩm giảm mạnh, gây khó khăn cho doanh nghiệp. Chỉ những doanh nghiệp có tôm dự trữ mới hy vọng kịp giao hàng cao điểm trong 3 tháng tới", ông Lực nói.
Theo ông Lực, khả năng kết thức năm 2024, ngành tôm duy trì tăng trưởng khoảng 10%. "Tuy nhiên góc độ hiệu quả của người nuôi và doanh nghiệp chế biến rất khó khăn. Các mắc xích còn lại trong chuỗi giá trị con tôm khó lòng đạt kế hoạch", ông Lực nhận định.
Trong khi đó, ông Võ Văn Phục - tổng giám đốc Công ty cổ phần Thủy sản sạch Việt Nam - cho biết hiện các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu tôm đang bước vào cao điểm. "Đầu năm đến nay, công ty xuất khẩu tôm đạt trên 80 triệu USD, tăng 20% so cùng kỳ. Thị trường xuất khẩu tôm vào thị trường Mỹ, Nhật Bản , Canada , châu Âu… khá tốt. Tiếc là việc huy động lao động thời điểm này không hề dễ và đang thiếu tôm nguyên liệu nên cơ hội trôi qua", ông Phục thông tin.
Sóc Trăng là một trong những tỉnh xuất khẩu tôm hàng đầu cả nước. Vài năm trở lại đây đều đạt kim ngạch trên 1 tỉ USD/năm. Riêng 8 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu tôm đạt khoảng 674 triệu USD.
Sóc Trăng cũng là địa phương có diện tích nuôi tôm quy mô công nghiệp lớn. Tuy nhiên do thời tiết không thuận lợi, giá tôm thương phẩm thấp nên diện tích thả nuôi giảm gần 5% so cùng kỳ, đến tháng 8 mới được trên 41.000ha.
KHẮC TÂM
Nguồn bài viết: https://tuoitre.vn/xuat-khau-tom-gap-kho-do-thieu-nguyen-lieu-20240902092838868.htm
Thiếu tôm nguyên liệu, khiến một số doanh nghiệp xuất khẩu đang gặp khó - Ảnh: KHẮC TÂM
Ngày 2-9, ông Hồ Quốc Lực - chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần thực phẩm Sao Ta - cho biết kim ngạch xuất khẩu tôm so cùng kỳ của đơn vị tăng khoảng 10%.
"Hiện nay do dịch bệnh, tôm thương phẩm giảm mạnh, gây khó khăn cho doanh nghiệp. Chỉ những doanh nghiệp có tôm dự trữ mới hy vọng kịp giao hàng cao điểm trong 3 tháng tới", ông Lực nói.
Theo ông Lực, khả năng kết thức năm 2024, ngành tôm duy trì tăng trưởng khoảng 10%. "Tuy nhiên góc độ hiệu quả của người nuôi và doanh nghiệp chế biến rất khó khăn. Các mắc xích còn lại trong chuỗi giá trị con tôm khó lòng đạt kế hoạch", ông Lực nhận định.
Trong khi đó, ông Võ Văn Phục - tổng giám đốc Công ty cổ phần Thủy sản sạch Việt Nam - cho biết hiện các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu tôm đang bước vào cao điểm. "Đầu năm đến nay, công ty xuất khẩu tôm đạt trên 80 triệu USD, tăng 20% so cùng kỳ. Thị trường xuất khẩu tôm vào thị trường Mỹ, Nhật Bản , Canada , châu Âu… khá tốt. Tiếc là việc huy động lao động thời điểm này không hề dễ và đang thiếu tôm nguyên liệu nên cơ hội trôi qua", ông Phục thông tin.
Sóc Trăng là một trong những tỉnh xuất khẩu tôm hàng đầu cả nước. Vài năm trở lại đây đều đạt kim ngạch trên 1 tỉ USD/năm. Riêng 8 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu tôm đạt khoảng 674 triệu USD.
Sóc Trăng cũng là địa phương có diện tích nuôi tôm quy mô công nghiệp lớn. Tuy nhiên do thời tiết không thuận lợi, giá tôm thương phẩm thấp nên diện tích thả nuôi giảm gần 5% so cùng kỳ, đến tháng 8 mới được trên 41.000ha.
KHẮC TÂM
Nguồn bài viết: https://tuoitre.vn/xuat-khau-tom-gap-kho-do-thieu-nguyen-lieu-20240902092838868.htm