Mô hình nuôi cá mú trân châu trong ao đất của ông Giang.
Ông Nguyễn Định Giang có hơn 20 năm gắn bó với nghề nuôi cá mú trân châu trong ao đất ở xã Bình An, huyện Kiên Lương, cho biết: “Vụ rồi, với 3 ao nuôi cá mú trân châu, sản lượng đạt khoảng 5-6 tấn, giá bán trung bình 300.000 đồng/kg nên lời rất khá”. Theo ông Giang, cá mú sống tự nhiên ngoài biển nên khi nuôi trong ao đất, cần có kinh nghiệm, nhất là đảm bảo nguồn nước sạch và đủ ô-xy trong ao cho cá. “Ban đầu nuôi cá mú trong ao đất gặp nhiều khó khăn, cá hao hụt nhiều nhưng dần dà tôi rút kinh nghiệm, nhất là kinh nghiệm phòng ngừa bệnh, quản lý nguồn nước, gắn thêm cánh quạt tạo ô-xy… Nhờ vậy, khoảng chục năm nay lượng cá hao hụt chỉ dưới 10%, thấp hơn nhiều so với nuôi trong bè ngoài biển, thường hao hụt 30-50%” – ông Giang nói.
Do nuôi cá trong ao đất, ông Giang còn trải bạt tránh phèn mặn theo mưa chảy xuống ao gây ô nhiễm nguồn nước. Hiện với diện tích gần 7.000m2, mỗi năm ông Giang thả khoảng 6.000 con cá mú giống; đến kỳ thu hoạch, sau khi trừ chi phí, ông lời 250-300 triệu đồng. Nhờ vậy, cuộc sống gia đình khấm khá hơn trước, thậm chí ông Giang còn được xem là một trong những hộ giàu trên địa bàn nhờ nuôi cá mú trân châu trong ao đất.
Ông Nguyễn Văn Quý đang nuôi cá mú gần ông Giang cho biết, điều kiện tự nhiên ở Kiên Lương, nhất là dưới tán rừng phòng hộ khá phù hợp để nuôi cá mú trân châu trong ao đất. Ngoài ra, nguồn thức ăn cho cá tại địa phương dồi dào do có rất nhiều ghe đánh bắt hải sản của người dân đem đến tận nơi bán… “Tôi cũng từng thử các loại cá mú khác như mú sao, mú đen… nhưng hiệu quả không bằng cá mú trân châu. Hiện với 2ha đất, tôi chia ra 5 ao nuôi, sản lượng cá đạt cao nên có lời” – ông Quý nói.
Theo UBND huyện Kiên Lương, toàn huyện có trên 1.700ha đất rừng phòng hộ ven biển. Nhằm tạo sinh kế, ổn định cuộc sống của người dân nhận khoán đất rừng, chính quyền địa phương phối hợp ngành chức năng tập huấn kỹ thuật, khuyến khích nông dân thực hiện các mô hình nuôi trồng thủy sản phù hợp với điều kiện tự nhiên, trong đó có nuôi cá mú trân châu. Ngoài ra, còn tạo điều kiện để người dân vay vốn mở rộng sản xuất, tăng thu nhập… Ông Nguyễn Thành Thật, Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện Kiên Lương, cho biết địa phương có thế mạnh phát triển mô hình nuôi cá mú dưới tán rừng phòng hộ ở các xã Dương Hòa, thị trấn Kiên Lương, nhất là xã Bình An với hơn 30ha. Mô hình này đang giúp người dân có cuộc sống ổn định. Từ đó bà con tích cực hơn trong việc trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng trên phần đất được giao.
Tuy nhiên, ông Thật cũng cho rằng mô hình nuôi cá mú trân châu của người dân còn khó khăn nhất định như chi phí con giống cao, đầu ra sản phẩm chưa ổn định, giá cả bấp bênh… “Thời gian tới, chúng tôi tiếp tục phối hợp các ngành chức năng tập huấn hỗ trợ kỹ thuật, hỗ trợ vốn; vận động người dân tham gia hợp tác xã, tổ hợp tác và xây dựng thương hiệu cá mú trân châu địa phương đạt chuẩn OCOP. Đưa sản phẩm cá mú trân châu lên các sàn thương mại điện tử, bán hàng online… để mở rộng cơ hội tiêu thụ sản phẩm cho người dân” – ông Thật nói.
Do nuôi cá trong ao đất, ông Giang còn trải bạt tránh phèn mặn theo mưa chảy xuống ao gây ô nhiễm nguồn nước. Hiện với diện tích gần 7.000m2, mỗi năm ông Giang thả khoảng 6.000 con cá mú giống; đến kỳ thu hoạch, sau khi trừ chi phí, ông lời 250-300 triệu đồng. Nhờ vậy, cuộc sống gia đình khấm khá hơn trước, thậm chí ông Giang còn được xem là một trong những hộ giàu trên địa bàn nhờ nuôi cá mú trân châu trong ao đất.
Ông Nguyễn Văn Quý đang nuôi cá mú gần ông Giang cho biết, điều kiện tự nhiên ở Kiên Lương, nhất là dưới tán rừng phòng hộ khá phù hợp để nuôi cá mú trân châu trong ao đất. Ngoài ra, nguồn thức ăn cho cá tại địa phương dồi dào do có rất nhiều ghe đánh bắt hải sản của người dân đem đến tận nơi bán… “Tôi cũng từng thử các loại cá mú khác như mú sao, mú đen… nhưng hiệu quả không bằng cá mú trân châu. Hiện với 2ha đất, tôi chia ra 5 ao nuôi, sản lượng cá đạt cao nên có lời” – ông Quý nói.
Theo UBND huyện Kiên Lương, toàn huyện có trên 1.700ha đất rừng phòng hộ ven biển. Nhằm tạo sinh kế, ổn định cuộc sống của người dân nhận khoán đất rừng, chính quyền địa phương phối hợp ngành chức năng tập huấn kỹ thuật, khuyến khích nông dân thực hiện các mô hình nuôi trồng thủy sản phù hợp với điều kiện tự nhiên, trong đó có nuôi cá mú trân châu. Ngoài ra, còn tạo điều kiện để người dân vay vốn mở rộng sản xuất, tăng thu nhập… Ông Nguyễn Thành Thật, Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện Kiên Lương, cho biết địa phương có thế mạnh phát triển mô hình nuôi cá mú dưới tán rừng phòng hộ ở các xã Dương Hòa, thị trấn Kiên Lương, nhất là xã Bình An với hơn 30ha. Mô hình này đang giúp người dân có cuộc sống ổn định. Từ đó bà con tích cực hơn trong việc trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng trên phần đất được giao.
Tuy nhiên, ông Thật cũng cho rằng mô hình nuôi cá mú trân châu của người dân còn khó khăn nhất định như chi phí con giống cao, đầu ra sản phẩm chưa ổn định, giá cả bấp bênh… “Thời gian tới, chúng tôi tiếp tục phối hợp các ngành chức năng tập huấn hỗ trợ kỹ thuật, hỗ trợ vốn; vận động người dân tham gia hợp tác xã, tổ hợp tác và xây dựng thương hiệu cá mú trân châu địa phương đạt chuẩn OCOP. Đưa sản phẩm cá mú trân châu lên các sàn thương mại điện tử, bán hàng online… để mở rộng cơ hội tiêu thụ sản phẩm cho người dân” – ông Thật nói.
Bài, ảnh: Hiếu Thuận
Nguồn: Báo Cần Thơ
Nguồn: Báo Cần Thơ
The post Kiên Giang: Nuôi cá mú dưới tán rừng phòng hộ appeared first on Tạp chí Thủy sản Việt Nam.
Xem tiếp...