Là mặt hàng được coi như 'thương hiệu quốc gia', nhiều năm liền cá tra được cả thị trường nội địa và nước ngoài ưa thích bởi chất lượng tốt, giá cả phải chăng. Tuy nhiên một số quốc gia trên thế giới cũng nhìn thấy tiềm năng này và bắt đầu nuôi như Ấn Độ, Indonesia... dẫn đến sự cạnh tranh ngày càng gay gắt.
Nhận thức được giá trị của cá tra, nhiều quốc gia cũng đã tham gia vào "cuộc đua" trong ngành hàng này. Ảnh: Người lao động.
“Cuộc đua” cá tra ngày càng khốc liệt
Theo số liệu từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (Vasep), năm 2023, sản lượng cá tra toàn cầu dự kiến đạt 3,1 triệu tấn, tăng gần 9% so với 2,9 triệu tấn sản xuất năm 2022. Dự kiến, năm 2024 sản lượng sẽ đạt khoảng 3,2 triệu tấn, tăng nhẹ 3% so với năm 2023.
Tại Hội nghị Thị trường Thủy sản Toàn cầu (GSMC), các chuyên gia đánh giá năm 2022 được coi là kỷ lục đối với ngành cá tra toàn cầu. Trong đó, Việt Nam đóng vai trò chủ chốt khi sản lượng xuất khẩu năm 2022 chiếm đến 52% sản lượng toàn cầu. Năm 2024, Việt Nam được dự báo sẽ phục hồi với mức tăng trưởng dự kiến là 3%.
Cá tra là loài cá đặc trưng và được coi là thương hiệu của Việt Nam. Theo báo cáo của Hiệp hội Cá tra Việt Nam (VINAPA), diện tích thả nuôi, thu hoạch và sản lượng cá tra cả nước từ đầu năm 2023 đến nay đều tăng so với cùng kỳ năm 2022. Cụ thể, đến ngày 31/10, diện tích nuôi mới là 5.319 ha (tăng hơn 85% so với cùng kỳ), diện tích thu hoạch 3.663 ha (tăng trên 34%) và sản lượng đạt hơn 1,3 triệu tấn (tăng trên 61%), với năng suất trung bình 365 tấn/ha.
Tuy nhiên, một số quốc gia trên thế giới cũng nhìn thấy tiềm năng này và bắt đầu nuôi cá tra như Ấn Độ, Indonesia,... Sản lượng tại Ấn Độ được ước tính trong năm 2023 đạt khoảng 668.000 tấn và dự kiến đạt 695.000 tấn, tăng 5% trong năm sau.
Theo sau đó, Ấn Độ cũng đang bắt đầu có những kết quả rõ rệt từ việc nuôi cá tra. Nước này ước tính năm 2023 sẽ đạt sản lượng hơn 224.000 tấn và dự kiến 2024 con số này có thể lên tới 229.000 tấn.
Sản lượng cá tra ở Trung Quốc cũng đang tăng đáng kể và đang ở mức 400.000 tấn mỗi năm.
Bangladesh mặc dù tốc độ tăng trưởng lại trì trệ hơn, tuy nhiên sản lượng thu hoạch ước tính cũng đạt gần 500.000 tấn, tăng 1% trong năm nay và năm 2024.
Cá tra Việt Nam chịu sức ép lớn về giá
Theo Vasep, tháng 10, xuất khẩu cá tra Việt Nam tăng trưởng dương tháng thứ 2 liên tiếp khi có kim ngạch đạt 189 triệu USD, tăng 5% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, sự sụt giảm mạnh của những tháng đầu năm đã khiến kim ngạch 10 tháng đạt trên 1,5 tỷ USD, giảm 28% so với cùng kỳ.
Tại hội nghị “Đánh giá tình hình ngành cá tra năm 2023 và phương hướng kế hoạch năm 2024” diễn ra ngày 10/11 vừa qua ở Đồng Tháp, một số doanh nghiệp và chuyên gia của ngành hàng này nêu ra những thông tin cho thấy tình hình vẫn chưa thực sự khả quan. Nguyên nhân đến từ nhu cầu suy giảm và sức ép từ các mặt hàng có giá rẻ hơn từ các thị trường đối thủ.
Cụ thể, ông Ong Hàng Văn, Phó tổng giám đốc CTCP thủy sản Trường Giang cho biết, trong giai đoạn khó khăn của ngành cá tra, doanh nghiệp kỳ vọng 3 tháng cuối năm 2023 doanh số xuất khẩu sẽ tăng lên. “Tuy nhiên, 10 ngày đầu của tháng 11 gần như chúng ta không bán được hàng”, ông cho biết.
Trong bối cảnh khó khăn khiến các sản phẩm có giá thành bình dân hơn “lên ngôi”, ngành thủy sản Việt Nam dường như mất lợi thế trước các đối thủ có giá thành rẻ. “Đối với cá lóc bông, Trung Quốc họ nuôi giá thành có 24.000 đồng/kg, trong khi cá tra Việt Nam lên đến 1,2 USD/kg”, ông Văn dẫn chứng.
Cùng quan điểm, ông Nguyễn Văn Kịch, Chủ tịch HĐQT CTCP thủy sản Cafatex cũng cho rằng, cá tra Việt Nam hiện chịu sức ép cạnh tranh rất lớn bởi cá minh thái Alaska. Giá thành nuôi cá tra hiện nay đã tăng 20% so với những năm 2000.
Dẫn chứng từ chính gia đình, ông Kịch cho biết hiện ông có 80 ao nuôi cá tra với diện tích khoảng 150 héc ta, có khả năng cung cấp 25.000 tấn sản phẩm, nhưng đã giảm nuôi khoảng 2-3 năm nay. “Bà xã tôi còn nuôi hơn 1.000 tấn để gom lại chế biến, nhưng bán cũng không được”. Với số hàng tồn khoảng 500-700 tấn, ông phải bán từng container hàng chế biến vào các thị trường Mỹ, Nhật.
Đại diện CTCP xuất nhập khẩu thủy sản Cần Thơ (Caseamex), ông Phan Hoàng Duy, Phó Tổng Giám đốc kỳ vọng vào thị trường Trung Quốc và Mỹ cho những tháng cuối quý IV, bởi dịp cuối năm người tiêu dùng, nhất là Mỹ rất ưa chuộng thủy sản. “Chúng tôi đang kỳ vọng vào thị trường này, nhưng nếu một thời gian ngắn tới không có gì thay đổi, thì “sức khỏe” của doanh nghiệp chắc chắn sẽ khó khăn hơn nữa”, ông Duy cho biết.
Nhìn nhận thị trường, ông Võ Hùng Dũng, Tổng thư ký VINAPA cũng cho rằng, ngành cá tra đang trong chu kỳ “đi xuống” và dự báo phải mất một thời gian khá dài để có thể phục hồi khi cung- cầu đạt mức cần bằng trở lại.
Thuận lợi và khó khăn đan xen trong năm 2024
Liên quan đến sản xuất cá tra, hiện nay chưa có nhiều cơ sở sản xuất cá tra giống đạt được giấy chứng nhận sản xuất và ương dưỡng giống sạch bệnh. Mặc dù hiện nay chỉ Mỹ có yêu cầu bắt buộc này, nhưng đây sẽ là xu hướng của thị trường trong tương lai về tuân thủ quy định của pháp luật. Đây cũng sẽ là động lực giúp thay đổi điều kiện sản xuất ương giống tốt hơn.
Về việc phát triển thị trường, dẫn thông tin từ Vietnam+, hồi cuối tháng 8, đại diện Vĩnh Hoàn đề cập đến hành trình phát thải ròng zero waste (không rác thải). Đặc biệt là khi Chính phủ Việt Nam đã cam kết giảm phát thải khí nhà kính trong nông nghiệp tại Hội nghị COP26 với lộ trình năm 2030 giảm 30% phát thải khí nhà kính so với năm 2020 và phát thải ròng về 0 vào năm 2050.
Một số quy định có thể sẽ được thực hiện ở Việt Nam bao gồm: phân bổ hạn ngạch phát thải trên nguyên liệu sản phẩm giai đoạn 2026-2030 và hằng năm, định giá carbon, cơ chế trao đổi thị trường tín chỉ carbon, trao đổi hạn ngạch tín chỉ carbon trên sàn giao dịch các thị trường carbon trong nước... Khi những quy định này có hiệu lực, việc giảm thải trong ngành thủy sản sẽ trở thành vấn đề tuân thủ, chứ không phải đơn thuần là yêu cầu của thị trường.
Từ thực tế, VINAPA đánh giá việc xuất khẩu cá tra thời gian tới sẽ có nhiều thuận lợi song song với những khó khăn. Năm 2024, VINAPA sẽ tiếp tục vận động hội viên giữ vững các thị trường truyền thống, mở rộng thị trường mới. Hiệp hội sẽ tăng cường quảng bá, xúc tiến hình ảnh cá tra tại các thị trường chủ chốt như Mỹ, châu Âu, Trung Quốc nhằm tăng sức cạnh tranh… Đồng thời các doanh nghiệp cũng cần nhanh chóng thích ứng, có những lộ trình phù hợp để vừa đảm bảo việc tuân thủ, vừa phù hợp với các bước phát triển thị trường trong tương lai.
Nguồn:
Nhận thức được giá trị của cá tra, nhiều quốc gia cũng đã tham gia vào "cuộc đua" trong ngành hàng này. Ảnh: Người lao động.
“Cuộc đua” cá tra ngày càng khốc liệt
Theo số liệu từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (Vasep), năm 2023, sản lượng cá tra toàn cầu dự kiến đạt 3,1 triệu tấn, tăng gần 9% so với 2,9 triệu tấn sản xuất năm 2022. Dự kiến, năm 2024 sản lượng sẽ đạt khoảng 3,2 triệu tấn, tăng nhẹ 3% so với năm 2023.
Tại Hội nghị Thị trường Thủy sản Toàn cầu (GSMC), các chuyên gia đánh giá năm 2022 được coi là kỷ lục đối với ngành cá tra toàn cầu. Trong đó, Việt Nam đóng vai trò chủ chốt khi sản lượng xuất khẩu năm 2022 chiếm đến 52% sản lượng toàn cầu. Năm 2024, Việt Nam được dự báo sẽ phục hồi với mức tăng trưởng dự kiến là 3%.
Cá tra là loài cá đặc trưng và được coi là thương hiệu của Việt Nam. Theo báo cáo của Hiệp hội Cá tra Việt Nam (VINAPA), diện tích thả nuôi, thu hoạch và sản lượng cá tra cả nước từ đầu năm 2023 đến nay đều tăng so với cùng kỳ năm 2022. Cụ thể, đến ngày 31/10, diện tích nuôi mới là 5.319 ha (tăng hơn 85% so với cùng kỳ), diện tích thu hoạch 3.663 ha (tăng trên 34%) và sản lượng đạt hơn 1,3 triệu tấn (tăng trên 61%), với năng suất trung bình 365 tấn/ha.
Tuy nhiên, một số quốc gia trên thế giới cũng nhìn thấy tiềm năng này và bắt đầu nuôi cá tra như Ấn Độ, Indonesia,... Sản lượng tại Ấn Độ được ước tính trong năm 2023 đạt khoảng 668.000 tấn và dự kiến đạt 695.000 tấn, tăng 5% trong năm sau.
Theo sau đó, Ấn Độ cũng đang bắt đầu có những kết quả rõ rệt từ việc nuôi cá tra. Nước này ước tính năm 2023 sẽ đạt sản lượng hơn 224.000 tấn và dự kiến 2024 con số này có thể lên tới 229.000 tấn.
Sản lượng cá tra ở Trung Quốc cũng đang tăng đáng kể và đang ở mức 400.000 tấn mỗi năm.
Bangladesh mặc dù tốc độ tăng trưởng lại trì trệ hơn, tuy nhiên sản lượng thu hoạch ước tính cũng đạt gần 500.000 tấn, tăng 1% trong năm nay và năm 2024.
Cá tra Việt Nam chịu sức ép lớn về giá
Theo Vasep, tháng 10, xuất khẩu cá tra Việt Nam tăng trưởng dương tháng thứ 2 liên tiếp khi có kim ngạch đạt 189 triệu USD, tăng 5% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, sự sụt giảm mạnh của những tháng đầu năm đã khiến kim ngạch 10 tháng đạt trên 1,5 tỷ USD, giảm 28% so với cùng kỳ.
Tại hội nghị “Đánh giá tình hình ngành cá tra năm 2023 và phương hướng kế hoạch năm 2024” diễn ra ngày 10/11 vừa qua ở Đồng Tháp, một số doanh nghiệp và chuyên gia của ngành hàng này nêu ra những thông tin cho thấy tình hình vẫn chưa thực sự khả quan. Nguyên nhân đến từ nhu cầu suy giảm và sức ép từ các mặt hàng có giá rẻ hơn từ các thị trường đối thủ.
Cụ thể, ông Ong Hàng Văn, Phó tổng giám đốc CTCP thủy sản Trường Giang cho biết, trong giai đoạn khó khăn của ngành cá tra, doanh nghiệp kỳ vọng 3 tháng cuối năm 2023 doanh số xuất khẩu sẽ tăng lên. “Tuy nhiên, 10 ngày đầu của tháng 11 gần như chúng ta không bán được hàng”, ông cho biết.
Trong bối cảnh khó khăn khiến các sản phẩm có giá thành bình dân hơn “lên ngôi”, ngành thủy sản Việt Nam dường như mất lợi thế trước các đối thủ có giá thành rẻ. “Đối với cá lóc bông, Trung Quốc họ nuôi giá thành có 24.000 đồng/kg, trong khi cá tra Việt Nam lên đến 1,2 USD/kg”, ông Văn dẫn chứng.
Cùng quan điểm, ông Nguyễn Văn Kịch, Chủ tịch HĐQT CTCP thủy sản Cafatex cũng cho rằng, cá tra Việt Nam hiện chịu sức ép cạnh tranh rất lớn bởi cá minh thái Alaska. Giá thành nuôi cá tra hiện nay đã tăng 20% so với những năm 2000.
Dẫn chứng từ chính gia đình, ông Kịch cho biết hiện ông có 80 ao nuôi cá tra với diện tích khoảng 150 héc ta, có khả năng cung cấp 25.000 tấn sản phẩm, nhưng đã giảm nuôi khoảng 2-3 năm nay. “Bà xã tôi còn nuôi hơn 1.000 tấn để gom lại chế biến, nhưng bán cũng không được”. Với số hàng tồn khoảng 500-700 tấn, ông phải bán từng container hàng chế biến vào các thị trường Mỹ, Nhật.
Đại diện CTCP xuất nhập khẩu thủy sản Cần Thơ (Caseamex), ông Phan Hoàng Duy, Phó Tổng Giám đốc kỳ vọng vào thị trường Trung Quốc và Mỹ cho những tháng cuối quý IV, bởi dịp cuối năm người tiêu dùng, nhất là Mỹ rất ưa chuộng thủy sản. “Chúng tôi đang kỳ vọng vào thị trường này, nhưng nếu một thời gian ngắn tới không có gì thay đổi, thì “sức khỏe” của doanh nghiệp chắc chắn sẽ khó khăn hơn nữa”, ông Duy cho biết.
Nhìn nhận thị trường, ông Võ Hùng Dũng, Tổng thư ký VINAPA cũng cho rằng, ngành cá tra đang trong chu kỳ “đi xuống” và dự báo phải mất một thời gian khá dài để có thể phục hồi khi cung- cầu đạt mức cần bằng trở lại.
Thuận lợi và khó khăn đan xen trong năm 2024
Liên quan đến sản xuất cá tra, hiện nay chưa có nhiều cơ sở sản xuất cá tra giống đạt được giấy chứng nhận sản xuất và ương dưỡng giống sạch bệnh. Mặc dù hiện nay chỉ Mỹ có yêu cầu bắt buộc này, nhưng đây sẽ là xu hướng của thị trường trong tương lai về tuân thủ quy định của pháp luật. Đây cũng sẽ là động lực giúp thay đổi điều kiện sản xuất ương giống tốt hơn.
Về việc phát triển thị trường, dẫn thông tin từ Vietnam+, hồi cuối tháng 8, đại diện Vĩnh Hoàn đề cập đến hành trình phát thải ròng zero waste (không rác thải). Đặc biệt là khi Chính phủ Việt Nam đã cam kết giảm phát thải khí nhà kính trong nông nghiệp tại Hội nghị COP26 với lộ trình năm 2030 giảm 30% phát thải khí nhà kính so với năm 2020 và phát thải ròng về 0 vào năm 2050.
Một số quy định có thể sẽ được thực hiện ở Việt Nam bao gồm: phân bổ hạn ngạch phát thải trên nguyên liệu sản phẩm giai đoạn 2026-2030 và hằng năm, định giá carbon, cơ chế trao đổi thị trường tín chỉ carbon, trao đổi hạn ngạch tín chỉ carbon trên sàn giao dịch các thị trường carbon trong nước... Khi những quy định này có hiệu lực, việc giảm thải trong ngành thủy sản sẽ trở thành vấn đề tuân thủ, chứ không phải đơn thuần là yêu cầu của thị trường.
Từ thực tế, VINAPA đánh giá việc xuất khẩu cá tra thời gian tới sẽ có nhiều thuận lợi song song với những khó khăn. Năm 2024, VINAPA sẽ tiếp tục vận động hội viên giữ vững các thị trường truyền thống, mở rộng thị trường mới. Hiệp hội sẽ tăng cường quảng bá, xúc tiến hình ảnh cá tra tại các thị trường chủ chốt như Mỹ, châu Âu, Trung Quốc nhằm tăng sức cạnh tranh… Đồng thời các doanh nghiệp cũng cần nhanh chóng thích ứng, có những lộ trình phù hợp để vừa đảm bảo việc tuân thủ, vừa phù hợp với các bước phát triển thị trường trong tương lai.
Nguồn: