(Nguyễn Duy Phương, xã Hồng Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình)
Trả lời:
Mùa nắng nóng là giai đoạn đầy thử thách đối với việc nuôi tôm do ảnh hưởng của nhiệt độ cao, biến động môi trường và nguy cơ dịch bệnh. Để đảm bảo an toàn cho tôm, người nuôi cần lưu ý những điều sau:
Quản lý ao nuôi:
Thức ăn và cho ăn:
Sử dụng thức ăn chất lượng cao, phù hợp với giai đoạn phát triển của tôm;
Quản lý môi trường:
Một số lưu ý khác:
The post Cách hạn chế dịch bệnh trên tôm nuôi mùa nóng appeared first on Tạp chí Thủy sản Việt Nam.
Xem tiếp...
Trả lời:
Mùa nắng nóng là giai đoạn đầy thử thách đối với việc nuôi tôm do ảnh hưởng của nhiệt độ cao, biến động môi trường và nguy cơ dịch bệnh. Để đảm bảo an toàn cho tôm, người nuôi cần lưu ý những điều sau:
Quản lý ao nuôi:
- Nắng nóng khiến bờ ao dễ nứt nẻ, rò rỉ. Cần kiểm tra và gia cố bờ ao để tránh thất thoát nước và tôm.
- Cần bù lượng nước thất thoát trong ao do bốc hơi, đảm bảo mực nước thích hợp (1,2 – 1,5 m). Nên lấy nước từ nguồn sạch, ổn định và xử lý trước khi cấp vào ao.
- Định kỳ 1 lần/tuần tiến hành thay 10 – 20% để loại bỏ chất bẩn, khí độc và cải thiện môi trường nước.
- Định kỳ xi phông đáy ao để loại bỏ thức ăn dư thừa, chất bẩn và bùn đáy, giúp hạn chế ô nhiễm môi trường.
Thức ăn và cho ăn:
- Điều chỉnh lượng thức ăn, giảm lượng thức ăn khi nhiệt độ cao trên 32°C, chỉ cho ăn 70 – 80% lượng thức ăn thường ngày.
Sử dụng thức ăn chất lượng cao, phù hợp với giai đoạn phát triển của tôm;
- Bổ sung Vitamin C vào lượng thức ăn hằng ngày, để tăng cường sức đề kháng cho tôm.
- Cho ăn nhiều lần trong ngày, chia thành 4 – 5 bữa, tránh cho ăn quá nhiều vào một lúc.
Quản lý môi trường:
- Theo dõi các yếu tố môi trường: Thường xuyên kiểm tra nhiệt độ, pH, độ mặn, hàm lượng ôxy hòa tan, NH3, NO2… nếu có bất thường, cần chủ động áp dụng giải pháp một cách hiệu quả.
- Tăng cường sục khí: Sử dụng quạt nước, máy sục khí để tăng cường hàm lượng ôxy hòa tan trong ao, nhất là vào ban đêm.
- Hạn chế tảo phát triển: Sử dụng các biện pháp sinh học hoặc hóa học để kiểm soát tảo, tránh hiện tượng tảo nở hoa gây ô nhiễm môi trường.
Một số lưu ý khác:
- Sử dụng lưới che nắng để giảm bớt tác động của ánh nắng mặt trời, giúp ổn định nhiệt độ trong ao.
- Hạn chế lội mò bắt tôm: Việc làm này vào mùa nắng nóng có thể khiến tôm bị sốc, dễ mắc bệnh.
- Thu hoạch tôm khi đạt kích thước thương phẩm, tránh để tôm quá lớn dễ bị dịch bệnh.
- Thực hiện tốt các biện pháp phòng bệnh tổng hợp cho tôm.
Ban KHKT
The post Cách hạn chế dịch bệnh trên tôm nuôi mùa nóng appeared first on Tạp chí Thủy sản Việt Nam.
Xem tiếp...